Nguyên Tôn

Nguyên Tôn

Theo dõi

0 Theo dõi

( Cập nhật: 2024-11-19 23:03:42)

Nội dung

Nguyên Tôn là một bộ manhua nổi tiếng thuộc thể loại hành động, giả tưởng của tác giả Thiên Tàm Thổ Đậu, một tác giả vốn vô cùng nổi tiếng tại Trung Quốc. Tác phẩm kể về Thế tử Chu Nguyên của Đại chu vì mối thù với Vũ Vương mà quyết tâm ra đi tu luyện Nguyên Khí, trở về báo thù cho cha mẹ, đòi lại Thánh Long Chi Mệnh. Hành trình của Chu Nguyên luôn có những nguy hiểm trực chờ anh, hãy xem qua bài review truyện Nguyên Tôn của NetTruyen để hiểu hơn về nội dung nhé!

Thông tin tổng quan về Nguyên Tôn

Thông tin

Chi tiết

Tên tiếng Việt

Nguyên Tôn

Tên tiếng Trung

元尊

Tác giả

Thiên Tàm Thổ Đậu (天蚕土豆)

Thể loại

Hành động - Manhua - Giả tưởng

Đơn vị phát hành

Téngxùn Dòngmàn (腾讯动漫)

Phát hành lần đầu

2021 - 07 - 06

Nhân vật chính

Chu Nguyên, Yêu Yêu, Tô Ấu Vi, Thương Uyên,...

Số chương 

Chương 944 (đang cập nhật)

Cốt Truyện Vô Cùng Hấp Dẫn Của Truyện Nguyên Tôn

Trên Đại lục Thương Mang tồn tại vô số vương triều, quốc gia lớn nhỏ khác nhau. Trong đó tồn tại một vương triều nhỏ bé, nghèo nàn là vương triều Đại Chu. Nhưng mấy ai biết được, trước đây Đại Chu vốn là một đại vương triều nguy nga, danh chấn tứ phương, khiến các nước lân cận đều trở thành chư hầu. 

Đang trong thời kỳ hưng thị, Đại Chu bị địch quốc Vũ Vương âm mưu ám toán. Bọn chúng tính toán thời gian lúc Chu Nguyên - nam chính của Nguyên Tôn, Đại hoàng tử Đại Chu - ra đời để thực hiện kế hoạch của mình. Vũ Vương lấy hàng trăm vạn tính mạng con dân Đại Chu ra uy hiếp, buộc Chu Nguyên phải giao ra Thánh Long chi mệnh vốn được sinh ra cùng với mình.

Vũ Vương cướp đi Thánh Long từ Chu Nguyên, sau đó chuyển giao cho con cái của hắn. Kể từ đó, Đại Vũ được Thánh Long bảo hộ, quốc gia thịnh vượng, mọi thứ hưng thịnh mà Đại Vũ có được đều là cướp từ Đại Chu, từ Chu Nguyên.

Khi Thánh Long chi mệnh bị cưỡng ép rời khỏi Chu Nguyên đã sinh ra oán khí cực kỳ mãnh liệt. Vũ Vương lúc đó đã phong ấn oán khí này vào trong người Chu Nguyên. Thánh Long không ngừng hấp thụ lấy tinh huyết của Chu Nguyên, nếu không có gì thay đổi, nó sẽ ngày càng lớn mạnh, nuốt chửng lấy tâm trí bản thế.

Câu chuyện của Nguyên Tôn bắt đầu từ khi Chu Nguyên tình cờ gặp được Yêu Yêu mà có cơ duyên trở thành Nguyên Sư. Sau khi trả thù cho cha mẹ bị Đại Vũ ám hại, giành lại được Thánh Long, Chu Nguyên tiếp tục chiến đấu vì những mục tiêu cao cả hơn.

Tóm tắt cốt truyện Nguyên Tôn Tóm tắt cốt truyện Nguyên Tôn

Nhân Vật Chính Trong Truyện Nguyên Tôn

Xuyên suốt mạch truyện của Nguyên Tôn đã có rất nhiều nhân vật khác nhau xuất hiện, góp phần không nhỏ để phát triển nội dung cốt truyện. Sau đây là một số nhân vật chính của Nguyên Tôn:

Chu Nguyên

Chu Nguyên nhân vật chính của Nguyên Tôn. Chu Nguyên là Thế tử của Đại Chu, tu vi Thánh giả Nhất Liên đỉnh phong cảnh, nguyên binh là Thiên Nguyên Bút.

Chu Nguyên, nam chính của Nguyên Tôn Chu Nguyên, nam chính của Nguyên Tôn

Yêu yêu

Yêu Yêu là nữ chính của Nguyên Tôn, tu vi Đệ tam tự liệt chi thần. Yêu Yêu được sinh ra từ ý chí của Tổ Long ngưng đọng vạn năm tạo thành, ban cho cô bé sức mạnh cực kỳ thâm hậu. Yêu Yêu từ nhỏ đã theo Thương Uyên học tập, từ khi gặp được Chu Nguyên, cô bé một mực muốn trở thành người đồng hành bên cạnh cậu.

Yêu Yêu, nữ chính của Nguyên Tôn Yêu Yêu, nữ chính của Nguyên Tôn

Tô Ấu Vi

Tô Ấu Vi là bằng hữu của Chu Nguyên, tu vi Thánh giả Nhất Liên Cảnh. Tô Ấu Vi bẩm sinh mang Âm Dương Nguyên Căn, có nguyên binh là Dương Minh Kiếm.

Nhân vật Tô Ấu Vi trong truyện Nguyên Tôn Nhân vật Tô Ấu Vi trong truyện Nguyên Tôn

Thương Uyên

Thương Uyên là sư phụ của Chu Nguyên, tu vị đạt Thánh giả Nhị Liên đỉnh phong cảnh, phong hào Hắc Đế. Trong đại hôn của Chu Nguyên và Yêu Yêu, sau khi uống rượu Yêu Yêu kính, Thương Uyên có dấu hiệu sắp đột phá lên Tam Liên Cảnh, hiện tại ông đang bế quan tại Quy Khư Thần Điện.

Sư phụ Thương Uyên của Chu Nguyên trong Nguyên Tôn Sư phụ Thương Uyên của Chu Nguyên trong Nguyên Tôn

Hệ Thống Cấp Bậc Tu Luyện Trong Nguyên Tôn

Trong Nguyên Tôn, mọi cảnh giới tu hành đều sẽ liên quan đến “Nguyên”. Tu luyện phép thuật, nói cách khác chính là tu luyện: Nguyên lực; Nguyên khí; Nguyên Văn. Người tu luyện những thứ này được gọi là Nguyên sư. 

Nguyên Khí

Khi tu luyện và tích lũy Nguyên Khí, sẽ có thể đạt được 10 đại cảnh giới như sau:

Khai mạch

Giai đoạn khai mở kinh mạch, gồm tổng cộng tám mạch, khai mở càng sớm, càng nhiều kinh mạch sẽ giúp cơ thể chứa được càng nhiều nguyên khí 

Dưỡng khí

Mở khí phủ, phân loại khí phủ, gồm 4 loại phân biệt dựa vào màu sắc:

  • Vô sắc (không màu)
  • Thanh sắc (màu xanh)
  • Tử sắc (màu tím)
  • Kim sắc (màu vàng kim loại)

Thiên quan

Nguyên khí ở khí phủ lúc này đã vô cùng dồi dào, viên mãn, có thể dùng trượng để đó.

Nguyên khí có thể bắt đầu rời khỏi cơ thể để chiến đấu.

Chia thành ba thời kỳ: sơ -  trung  - hậu

Thái sơ

Khai mở thái sơ phiên

Cần liên tục tẩm bổ, bồi dưỡng khí phủ, thực lực được tính toán dựa vào nguyên khí tinh thần

Chia thành hai kỳ: Chuẩn thái sơ và Cửu trọng, khi đạt đến mức viên mãn sẽ khai mở Thần phủ. 

Thần phủ

Kinh mạch chứa nguyên khí nhiều hơn khí phủ

Khi ở Thần phủ sơ kỳ, Nguyên sư có thể triệu hồi lên đến 500.000 nguyên khí rời khỏi cơ thể để chiến đấu. Thần phủ dùng số màu sắc ở thần phủ hoàn để chia thành các cấp bậc từ Nhất -> Cửu thần phủ

Trừ một vài trường hợp quá đặc biệt như Tô Ấu Vi, lúc khí cảnh ngưng tụ đã tạo thành âm dương nhị khí, đã tiến vào Thập Thần phủ, thì ngoài Chu Nguyên, chưa có ai trong Nguyên tôn đạt đến Thần phú cảnh có thể triệu hồi 100 triệu nguyên khí.

Thiên dương

Thần phủ tạo thành phôi thai, sinh ra dương khí chí cương bảo vệ Thần phủ, gọi là Thiên dương, gồm có 3 bậc: Sơ - Trung - Hậu.

Thiên dương quang hoàn sẽ chia ra 4 đẳng lần lượt là:

  • Xích hồng thiên dương (100 triệu)
  • Tuyết ngân thiên dương (khoảng 200 triệu)
  • Tử kim thiên dương (khoảng 300 triệu)
  • Lưu ly thiên dương (400 triệu)

Ngoài ra, khi tu luyện Thiên Dương Cảnh còn có thể tu luyện Long Trảo Thiên Dương. Nếu tu luyện đạt đến Cửu Trảo, lúc đột phá lên Nguyên Anh sẽ lập tức tiến vào Đại Nguyên Anh.

Lưu Ly Thiên dương thậm chí có thể luyện thành thánh lưu ly giúp hộ thể, sánh ngang với khả năng của Nguyên Anh.

Nguyên anh

Thiên dương giao hòa âm dương với nhau, sinh ra hình dạng bản nguyên của thiên địa, bản mệnh nguyên khí tạo thành Nguyên Anh.

Cảnh giới trong Nguyên Anh chia thành Tiểu - Đại - Đại Viên Mãn, được tính bằng tấc:

  • 0-4,9 tấc: Tiểu Nguyên Anh
  • 5-7.9 tấc: Đại Nguyên Anh
  • 8-9.9 tấc: Đại Viên Mãn Nguyên Anh

-> Ngoại trừ Chu Nguyên, chưa có ai phá được mốc 9.9 tấc, vượt lên cả Đại Viên Mãn.

Ngụy Pháp Vực:

  • Do Nguyên Anh Đại viên mãn có thể khai mở pháp vực và sử dụng lực lượng của Pháp vực trong thời kỳ cuối của Nguyên Anh, chuẩn bị tiến vào Pháp Vực Cảnh.

Pháp vực

Nguyên khí từ Nguyên Anh tụ họp lại thành Pháp Vực Bản Nguyên, hình thành Pháp Vực.

Pháp Vực có 3 tầng:

  • Tầng 1: Mở pháp vực chân chính, trải dài ngàn dặm
  • Tầng 2: Pháp vực có linh tính, khai mở Pháp vực chi linh
  • Tầng 3: Ngưng tụ linh tính tạo thành Pháp Vực Chi Bảo.

Ngụy Thánh: Nguyên Sư ngưng tụ được Thánh hỏa, có thể sử dụng được vĩ lực Thánh Giả ở mức độ nhất định.

Thánh giả

Hơn cả Ngụy Thánh, khi đạt Thánh Giả, Nguyên sư đã đạt gần như đỉnh cao sức mạnh, sở hữu những pháp vực đỉnh phong: thánh hỏa, thánh giả vĩ lực.

Nhập thánh khiến nguyên khí của bản thân đã tiếp xúc với Nguyên Khí Thánh thần

Thánh Hỏa của Thánh giả có thể thiếu đốt vạn vật, thậm chí đó là một Nguyên sư Pháp vực cảnh.

Thánh giả dùng thánh giả vĩ lực để luyện thánh bảo, củng cố ấn sen hoặc kết thành ấn sen chân chính, gồm 3 cảnh:

  • Nhất liên
  • Song liên
  • Tam liên

Thần giả

Thần giả chính là thế lực duy nhất có thể triệt tiêu thánh giả vĩ lực. Nguyên sư Thần giả cảnh sở hữu vật chất của Thần, ban linh tính cho vạn vật.

Thần chỉ có thể bị đả thương bởi Thần

Hiện tại chưa có các thông tin cụ thể về các cảnh giới của Thần giả cảnh, có thể xem qua năng lực của Thần qua một số thông tin sau:

  • Ý chí thần để lại rất mạnh
  • Ý chí tổ long hàng lâm khiến thánh thần bất tỉnh ngàn vạn năm
  • Một đạo huyết tủy có thể thao túng, điều khiển thánh giả
  • Ý chí của Thần có thể triệu tiêu hàng phòng ngự Tam liên thánh bảo của Thánh giả trong tích tắc.

Nguyên Văn

Chỉ có những thần hồn mạnh mẽ nhất mới có thể tạo ra Nguyên Văn cấp cao. Thần hồn trở thành Thánh mới có thể nhập Thánh cảnh:

Hư Cảnh

Phân thành sơ - trung - hậu - đại viên mãn

Hư Cảnh tương đương Khai Mạch, đạt đến Hậu kỳ sẽ tương đương Thiên quan cảnh

Thực Cảnh

Phân thành Sơ -  Trung - Hậu - Đại Viên Mãn

Thực cảnh tương đương với Thánh Sơ Cảnh

Hóa Cảnh

Phân thành Sơ - Trung - Hậu - Đại viên mãn

Hóa Cảnh khi ở Sở Kỳ có thực lực sánh ngang Thần Phủ Cảnh, đạt đến hậu kỳ thì tương đương Nguyên Anh Cảnh

Du Thần Cảnh

Phân thành Sơ - Trung - Hậu - Đại Viên Mãn

Du Thần Cảnh ở Sơ Kỳ có thể sáng ngang Pháp Vực Cảnh

Phân Chia Ranh Giới Trong Nguyên Tôn

Thời kỳ viễn cổ của Thiên Nguyên Giới vốn dĩ không hề có Cửu Thiên. Vạn năm trước, Thánh Tộc Chi Thần và Tổ Long quyết chiến, đánh tan bầu trời, tạo thành Cửu Thiên.

Ranh giới  của Cửu Thiên trong Thiên Nguyên Giới được thiết lập như sau:

  • Thánh tộc độc chiếm bốn thiên: Thánh Tổ Thiên, Thánh Vương Thiên, Thánh Linh Thiên, Thánh Minh Thiên
  • Năm thiên còn lại chia cho chư tộc cùng cai quản: Hỗn Nguyên Thiên, Càn Khôn Thiên, Vạn Thú Thiện, Ngũ Hành Thiên, Thượng Huyền Thiên.

Bên ngoài Cửu Thiên có có Cổ Nguyên Thiên, do một mảnh vụn từ Tổ Long sinh ra biến thành. 

Một Số Truyện Cùng Tác Giả Với Nguyên Tôn

Thiên Tàm Thổ Đậu thật là Lý Hồ, anh là một trong những tác gia lớn của nền văn học, tiểu thuyết mạng Trung Quốc. Sự nghiệp của Thiên Tàm Thổ Đậu in đậm dấu ấn của các tác phẩm nổi tiếng:

Đấu Phá Thương Khung

Đấu Phá Thương Khung chính là tác phẩm nổi tiếng nhất của Thiên Tàm Thổ Đậu. Đây cũng chính là tác phẩm đưa anh lên hàng đại thần của dòng tiểu thuyết tiên hiệp.

Ở Đấu Khí Đại Lục, Tiêu Viêm vốn là thiếu niên thiên tài của đế quốc Gia Mã, vậy mà một ngày lại mất đi toàn bộ đấu khí, trở thành phế vật. Đang ở đỉnh cao danh vọng, Tiêu Viêm trở thành kẻ thất bại trong mắt mọi người, bị hôn thê từ hôn. Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân khiến mình mất đi đấu khí, Tiêu Viêm đã có được cơ duyên bái Dược Thần làm sư phụ, tái tạo con đường tu tiên thành thần của mình.

Đấu Phá Thương Khung của tác giả Nguyên Tôn Đấu Phá Thương Khung của tác giả Nguyên Tôn

Vũ Động Càn Khôn

Lâm Động vốn là một đứa con thứ trong chi phụ của Lâm Gia. Cha con Lâm Động bị người trong tộc khinh rẻ, thậm chí cha anh còn bị họ đánh trọng thương. Lâm Động từ đó gánh vác trách nhiệm phải giành lại cơ duyên cho gia đình. Cơ duyên khiến cho Lâm Động một thạch phù, mở ra con đường tu luyện Tổ Phù độc nhất, trở thành Võ Tổ.

Đại Chúa Tể

Đại chúa tể là mảnh ghép cuối cùng trong Đấu phá tứ bộ khúc của Thiên Tàm Thổ Đậu, gồm Vũ Động Càn Khôn, Đấu Phá Thương Khung, Đại Chúa Tể và Nguyên Tôn. Mục Trần vốn là thiếu chủ của Bắc Linh Cảnh Mục Vực, tài năng cực kỳ xuất chúng. Cậu kế thừa ý chí của Võ Tổ Lâm Động và Viêm đế Tiêu Viêm, mang đến câu chuyện thần thoại ở Đại Thiên Thế Giới.Đấu Phá tứ bộ khúc, bao gồm Nguyên Tôn

Đôi Nét Về Sự Nghiệp Của Thiên Tàm Thổ Đậu

Thiên Tàm Thổ Đậu, tên thật là Lý Hổ, anh sinh năm 1989, quê ở Tứ Xuyên. Vào tháng 4/2008, những chương đầu tiên của “Ma Thú Kiếm Thánh Dị Giới Tung Hoành”- tác phẩm đầu tay của Thiên Tàm Thổ Đậu được đăng lên Qidian, tạo ra hiệu ứng cực kỳ bùng nổ. Tháng 5 cùng năm, Thiên Tàm Thổ Đậu ký độc quyền với Qidian.

Tháng 4/2009, anh bắt đầu sáng tác và đăng tải Đấu Phá Thương Khung. Tác phẩm này đã đạt hơn 150 triệu lượt đọc trên Qidian, là tác phẩm thành danh của Thiên Tàm Thổ Đậu. Đấu Phá Thương Khung đưa anh trở thành tác giả bạch kim của Qidian.

Vào năm 2014, sau khi ra mắt phần tiền truyện của Đấu Phá Thương Khung, “Đấu Phá Thương Khung tiền truyện chi Dược lão truyền kỳ”, Thiên Tàm Thổ Đậu một lần nữa đạt được đỉnh cao phong độ. Điều này tạo ra hàng loạt hiệu ứng tiếp sau đó khi bản quyền của Đấu Phá Thương Khung lần lượt được game di động, phim hoạt hình, phim điện ảnh, truyện tranh chuyển thể.

Ngày 1/7/2014, Thiên Tàm Thổ Đậu trở thành Phó chủ tịch Hiệp hội Tác giả mạng tỉnh Chiết Giang.

Tháng 12/2016, anh trở thành ủy viên thuộc ủy ban Hiệp hội tác giả Trung Quốc khóa IX.

 

Tuy trong Đấu La Tứ Bộ Khúc, Chu Nguyên không nổi bật bằng bộ ba Lâm Động - Tiêu Viêm - Mục Trần, nhân vật chính của Nguyên Tôn vẫn có nét nổi bật rất riêng. Sau khi đọc qua Nguyên Tôn, mình đánh giá khá cao bộ truyện này vì Thiên Tàm Thổ Đậu đã từ bỏ cách xây dựng nam tần cùng dàn harem truyền thống. Thay vào đó, mối quan hệ 1-1 của Chu Nguyên và Yêu Yêu được khai thác tới nơi tới chốn, là một bước đệm quan trọng cho hành trình tu luyện của Chu Nguyên. Nếu bạn cần tìm một bộ truyện không quá “nam tần”, nam cường nữ cường, Nguyên Tôn chắc chắn là lựa chọn không thể bỏ qua. Ông nào đã đọc xong truyện và muốn tìm kiếm một tác phẩm thể loại hành động mạnh tương tự Nguyên Tôn thì có thể xem qua các tác phẩm khác như: Thợ Rèn Huyền Thoại, Thiên Ma Tái Lâm hoặc Truyền Võ. Hẹn gặp lại quý độc giả vào bài review tiếp theo trên NetTruyen nhé.

Xem thêm

Danh sách chương